Tìm kiếm web này

Tổng số lượt xem trang

MUFC

MUFC
manchester united football club

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

Phân tích: Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

"Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương."

Giữa miền đất xa lạ , dẫu vẫn nằm trên đất nước Trung Hoa. Song Lý Bạch vẫn cảm thấy cô đơn , nhìn vầng trăng sáng nhớ đến quê hương mình . Vị thi tiên như muốn níu lấy chút gì thân quen để sưởi ấm tâm hồn người lữ khách.

Cũng từ vầng trăng duy nhất trên đời ấy , bao thi nhân đã tìm được cảm hứng cho riêng mình. Bạn chớ có hỏi tại sao cũng chỉ ánh trăng đó thôi , mà con người có thể nhìn thấy nhiều điều khác nhau đến vậy.Với bài thơ "Trăng sáng " , tiếng thơ Nguyễn Duy như thủ thỉ tâm tình kể lại cho người đọc nghe về người bạn thân quen , người đã cùng đi suốt cuộc hành trình tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành của tác giả
"Hồi nhỏ sống ở đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ."

Trải qua bao thăng trầm của thời gian , hình ảnh vầng trăng như đã là điều gì không thể thiếu , gắn bó , giao cảm với lòng người. Đã bao lâu rồi vầng trăng -ánh sáng huyền diệu kia níu chân khách bộ hành? Đã bao lâu rồi ánh trăng làm mê đắm tâm hồn thi nhân , đến nỗi nhà thơ đánh rơi tim mình vào vầng trăng lẻ bóng?
"Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa."

..."Ngỡ không bao giờ quên..." Câu thơ như ngập chìm trong nuối tiếc chơi vơi , mạch cảm xúc kia vẫn tiếp tục xuôi theo dòng chảy mãi như mạch ngầm ký ức đã bị bỏ quên nơi cuối trời xa lạ:
"Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường."

Lời thơ như nghèn nghẹn , như đã bị ghìm nén , như tác giả đang muốn ghìm giữ , như bung ra những dao động rất thực trong hồn. Nhà thơ viết dòng thơ thản nhiên , song vì sao ngôn từ vẫn xót xa là thế? Sức hấp dẫn của bài thơ có lẽ là vậy ! Chỉ có tấm lòng mới đủ sức níu kéo những tấm lòng. Nhà thơ Vũ Quần Phương từng nói :" Chất thơ tinh tế chỉ đậu hờ vào chữ , tay phàm nhúng vào dễ bay mất , nói chi mổ xẻ với phân tích."
Những dư âm -kỷ niệm về ánh trăng hẳn sẽ trôi qua nếu bất ngờ từ dòng thơ sau không được gợi mở :
"Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn."

Cuộc hội ngộ tình cờ như đánh thức điều gì sâu tận tâm hồn người bạn cũ , để nỗi niềm chan chứa trải dọc cả câu thơ :
"Ngửa mặt nhìn lên trời
Có cái gì rưng rưng?
Như là đồng là bể ,
Như là sông là rừng..."

"Ngửa mặt "-hành động ấy không chỉ là hành động ngắm trăng. Dường như Nguyễn Duy muốn nhìn thật lâu gương mặt người bạn tri kỷ năm xưa sau một thời gian dài không gặp gỡ , như muốn khắc sâu hình bóng kẻ tri âm dạo nào vào tiềm thức . Nửa như để tìm lại - nửa như không muốn quên đi. Lương tâm thi nhân bỗng lên tiếng về sự lãng quên của mình , những ăn năn không bật được thành lời đã khiến dòng thơ như dài thêm vì day dứt khôn nguôi :
"Trăng cứ tròn vằnh vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình."

Cái "giật mình " đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả " giật mình " ...
Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút suy tư...
Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta...
Có thể nói Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu là hai cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ năm 1954 đến nay. Mỗi tác phẩm của họ đều để lại những dấu ấn sâu sắc, những âm vang dậy lên trong ta sự xúc động chân thành.
Có thể nói Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu là hai cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ năm 1954 đến nay. Mỗi tác phẩm của họ đều để lại những dấu ấn sâu sắc, những âm vang dậy lên trong ta sự xúc động chân thành.
Trong văn học thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Nguyễn
Trên cái nền hiện thực ấy, Nguyễn Duy đã hướng ngòi bút của mình vào các vấn đề có tính chân thực cao về đời sống xã hội. Một trong những đề tài được quan tâm là sự tự thức tỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách.
Đọc tác phẩm “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy, ta cảm nhận sâu sắc bài học làm người mà mỗi tác giả đã gửi gắm trong hành trình tìm về nguồn cội và cuộc đấu tranh tự vấn lương tâm để thức tỉnh chính mình.
Đôi khi giữa cuộc sống phồn hoa đô hội, con người với đầy đủ những tiện nghi sinh hoạt hiện đại, sang trọng, bị cuốn hút bởi nhiều thú vui mới lạ, hấp dẫn dễ đánh mất đi những gì đẹp đẽ thân thương của quá khứ mà đáng lẽ phải trân trọng nâng niu, yêu quý. Ta đã bắt gặp điều ấy qua “Ánh Trăng”. Bài thơ đã đạt giải A trong cuộc thi thơ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. “Ánh Trăng” là lời nhắc nhủ về những tháng năm gian lao mà anh dũng, nghèo khổ mà nồng ấm tình thương cuả cuộc đời người chiến sĩ gắn bó với thiên nhiên, với con người bình dị, hiền hậu, Nguyễn Duy đã gợi nhớ một miền ký ức thẳm sâu:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”

Dù sống ở “đồng”, ở “sông” hay ở “bể” ở “rừng” thì đi đâu nhân vật trử tình “Ta” cũng có “Trăng” bầu bạn. Quan hệ giữa Vầng Trăng – Ta là quan hệ tri kỉ. Không gian “Đồng” “Sông” “Biển” “Rừng” gợi nhớ quá khứ gian khổ. Ở đó Vầng Trăng đã trở thành máu thịt của Ta:
“Ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”

Từ Vầng Trăng Tri kỉ đến Vầng Trăng Tình nghĩa là quá trình gắn bó sâu nặng khẳng định một tình cảm vững bền tưởng như không bao giờ thay đổi. Thế nhưng, “người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được” (lão Hạc – Nam Cao).
Nhân vật trữ tình trong Ánh Trăng đã như thế!
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
Vầng Trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”

Từ Vầng Trăng Tri kỉ, Vầng Trăng Tình nghĩa nay đã biến thành Vầng Trăng người dưng! Qủa là một sự thay đổi không thể lường trước. Một sự phản bội?
Điều gì đã làm nên sự phản bội đáng xấu hổ ấy? Phải chăng là sự đổi thay về môi trường sống: Từ miền gian khổ thiếu thốn, khó khăn về nơi đầy đủ, sung sướng? từ giữa thiên nhiên mộc mạc chân chất.
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây ảo”

Về với “Ánh điện cửa gương:…? phải chăng “có mới, nới cũ”? Lối sống mới, cuộc sống mới với bao nhiêu cái mới đã làm cho Ta quên đi Ánh Trăng quá khứ, đúng là sự tự cắt bỏ đi một phần máu thịt của chính mình! Thế nhưng, “cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan” chỉ đến khi trong cuộc sống gặp trắc trở khó khăn thì Ta mới có dịp để nhìn lại chính mình:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”

Chính trong lúc khó khăn ấy của cuộc sống, Vầng Trăng, lại đột ngột xuất hiện trọn vẹn, thủy chung. Đối diện với “trăng tròn vành vạnh” là sự đối diện với sự vẹn tròn chân thật, yêu thương và ấm áp. Đối diện với lòng độ lượng, khoan dung của quá khứ ân tình, ân nghĩa Ta chợt thấy giật mình:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Nhân vât trữ tình trong bài thơ “giật mình” hay chính Ta cũng phải giật mình. Hãy cảnh tỉnh mình khi chưa quá muộn!
Bài thơ như một lời tự sự của chính tác giả, như một lời tự sự của chính mỗi chúng ta, nhắc nhở ta về thái độ sống “uống nước, nhớ nguồn”, thủy chung cùng quá khứ.
“Ánh Trăng”  – tác phẩm với hai thể loại khác nhau nhưng cả hai là bài học quý giá cho mỗi chúng ta. Mắc-xim-gor-ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Học văn là học về con người, học cách làm người!
Cám ơn Nguyễn Duy, bằng văn học nghệ thuật đã cho ta bài học đạo lý làm người. Đó là hành trang sống của mỗi chúng ta để ta vững bước trên đường đời. Đúng là: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẻ cho ta đường đi mà nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta, khiến ta phải tự bước lên con đường ấy.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không nghĩ đến Ðồng chí. 
Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánh dấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in vào báo Sự thật, rồi được chép vào sổ tay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở thành tải sản chung của mọi người. 
Ðồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người và người trong cách mạng và kháng chiến. "Ðồng chí" trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc, khi lý tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bó mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng ấy? 
Ðể làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phải dùng phép "lạ hóa". Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ bắt đầu từ những cái khác biệt và xa lạ. Ðây là lời của những người đồng chí tự thấy cái mới lạ của mình: 
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi hai người xa la 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quán, phong tục hẳn là cũng khác. Miền biển nước mặn, đất phèn. Vùng đồi trung du đất ít hơn sỏi đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hẹn hò quen nhau. ấy thế mà có một sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành đôi tri kỷ: 
Súng bên súng đầu gác bên đầu 
Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. 
Ðó là cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng thơ chỉ có một chữ "chung": "Ðêm rét chung chăn", nhưng cái chung đã bao trùm tất cả. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lý tưởng. "Ðêm rét chung chăn" là một hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỷ niệm. Những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không ai quên cái rét Việt Bắc và của vùng rừng núi nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng Ðèo Khế gió sang". Cũng không ai quên được cuộc sống chung gắn bó mọi người: "Bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng". Ðắp chăn chung trở thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng, ruột thịt. Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ "thành đôi tri kỷ" 
Hai chữ "Ðồng chí" đứng riêng thành một dòng thơ là điều rất có ý nghĩa. Nhà thơ hoàn toàn có thể viết thế này: "Ðêm rét chung chăn thành đôi đồng chí". "Ðồng chí" và "tri kỷ" đều cùng một vần bằng, vần trắc, hai chữ hoàn toàn có thể thay thế nhau mà không làm sai vận luật, mà bài thơ có thể rút ngắn được một dòng. Nhưng nếu viết như thế thì hỏng. Ðêm rét chung chăn có nghĩa hai chữ "Ðồng chí" rộng lớn vô cùng. "Tri kỷ" là biết mình và suy rộng ra là biết về nhau. "Ðồng chí" thì không phải chỉ biết nhau, mà còn phải biết được cái chung rộng lớn gắn bó con người trên mọi mặt. 
Hai chữ "Ðồng chí" đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ các đoạn sau. "Ðồng chí" là cái có thể cảm nhận mà không dễ nói hết. 
Phần hai bài thơ nói đến tình cảm chung của những người đồng chí. Những câu thơ chia thành "anh, tôi", nhưng giữa họ đều là chung cả. Ðoạn hai của bài thơ được mở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ với nhau những tình cảm quê hương và gia đình. Ðối với các chàng trai áo nâu ra trận lần đầu nhớ nhà là nỗi niềm thường trực: 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. 
Ðối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất, những việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hy sinh: "mặc kệ gió lung lay". Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Thẻ hỏi ai có thể "mặc kệ" để cho gió làm xiêu đổ nhà mình? Ðó là một thoáng tếu nhộn làm se lòng người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dù tới dòng thứ ba thì chữ "nhớ" mới xuất hiện" 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ thương nhất vẫn là người ở nhà nhớ họ, dõi theo tn tức của họ, những người ở nơi nguy hiểm. Hình ảnh "giếng nước" là nơi dân làng gặp gỡ sáng sáng, chiều chiều. "Gốc đa" là nơi dân làng nghỉ ngơi những khi trưa nắng. Những lúc ấy họ sẽ hỏi thăm những người trai ra trận. Nhưng "giếng nước, gốc đa" cũng là nơi hò hẹn, tình tự lứa đôi: "Trăm năm dầu lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũa con đò khác đưa". Biết bao là nhớ nhung. Nhưng người lính không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ. Ðó cũng là cảnh mình tự vượt lên mình, những dòng thơ nén tình riêng vì sự nghiệp chung, bằng những lời ý nhị, không một chút ồn ào. 
Bảy dòng cuối của đoạn thơ dành nói riêng về nỗi gian khổ. Cái gian khỏ của bộ đội trong buổi đầu kháng chiến đã được nói đến rất nhiều. Thôi Hữu trong bài “Lên Cấm Sơn” có những câu thật cảm động về những người lính. 
“ Cuộc đời gió bụi pha xương máu 
Ðợt rét bao lần xé thịt da 
Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh 
Ðâu còn tươi nữa những ngày hoa! 
Lòng tôi xao xuyến tình thương xót 
Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà 
Tặng những anh tôi từng rỏ máu 
Ðem thân xơ xác giữ sơn hà” 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. 
Trong kháng chiến, ở chiến khu, bệnh sốt rét cơn là phổ biến nhất. Hai câu thơ nêu đủ các triệu chứng của bệnh sốt rét cơn. Những ai nhiễm bệnh, thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đó liền cảm thấy lạnh tới lúc người run cầm cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không hết rét, trong khi đó thì thân nhiệt lại lên cao tới 40, 41 độ người vã cả mồ hôi, vã vì nóng và vì yếu. Phải trải qua bệnh này thì mới hiểu hết cái thật của câu thơ. Sau cơn sốt đó là da xanh, da vàng, viêm gan, viêm lá lách… 
Ngoài khổ về bệnh tật là khổ về trang bị. Những ngày đầu kháng chiến, chưa có đủ áo quần đồng phục phát cho bộ đội. Người lính mang theo áo quần ở nhà đi chiến đấu, khi rách thì và víu, có người còn không có kim chỉ để vá, lấy dây mà buộc túm chỗ rách lại, người ta gọi đùa là "Vệ túm", ở đây "anh rách, anh vá" thông cảm nhau. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
"Miệng cười buốt giá" hẳn là cười trong buốt giá, vì áo quần không chống được rét, mà cũng là nụ cười vượt lên trên buốt giá, mặc dù trời lạnh hẳn nụ cười cũng khó mà tươi. Cũng có thể là nụ cười coi thường gian khổ. Nhà thơ không viết "nụ cười buốt giá" mà viết "Miệng cười buốt giá" hẳn là vì từ "nụ cười" quá trừu tượng, vả lại, nụ cười ở đây không buốt giá, mà nhà thơ thì muốn nói một cách cụ thể đến cái miệng với đôi môi nhợt nhạt ấy. 
"Chân không giày" cũng là một thực tế phổ biến, và cái nổi lên là tình thương yêu đồng đội: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay", một hình ảnh hết sức ấm áp. Chỉ có năm dòng thơ, tác giả đã vẽ lên chân dung "anh bộ đội Cụ Hồ" buổi đầu kháng chiến, nghèo khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ. 
Nếu đoạn một nói về sự hình thành đồng chí, đoạn hai nói về tình cảm hiện đại, thì đoạn ba nói về hành động chiến đấu của họ: 
Ðêm nay rừng hoang sương muối 
Ðứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Ðầu súng trăng treo. 
Từ nhận thức chung, tình cảm chung, bài thơ kết vào hành động. Thời gian, không gian trở nên cụ thể, công việc cũng cụ thể, nhưng không vì thế mà sự việc thay thế chất thơ. Câu kết bài thơ là một hình ảnh nổi tiếng cô đọng, giàu ý vị: đầu súng trăng treo. 
Một hình ảnh bất ngờ. "Súng" và "trăng" là hai vật cách xa nhau trong không gian, lại chẳng có gì chung để liên tưởng. Hình ảnh này chỉ có thể là phát hiện của người lính, súng lăm lăm trong tay chờ giặc, và bất ngờ thấy mặt trăng treo lửng lơ trên đầu súng. Người không cầm súng không thể cảm thấy được. Rừng hoang sương muối là rất buốt, những người lính rách rưới đứng cạnh bên nhau và trăng như cũng đứng chung với người. Trăng là biểu trưng của trong sáng và mộng mơ. "Ðầu súng" chiến đấu của người đồng chí có thêm mặt trăng đã mở ra biết bao liên tưởng phong phú. Ðồng thời câu thơ bốn tiếng như cũng nén lại, dồn vào bên trong, tạo thành cái kết không lời. Ðoạn một và hai toàn những lời tâm sự. Ðoạn cuối lại là bức tranh cổ điển, hàm súc. 
Ðồng chí là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách cô đọng, kiệm lời của nhà thơ Chính Hữu

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

tam trang kieu khi o lau ngung bich

Tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

Gần 3 thế kỉ trôi qua, thời gian trải đều trên những trang thơ ngày nào, như 1 lớp bụi mờ của năm tháng qua đi còn để lại dấu chân. Gần 3 thế kỉ trôi qua, trang thơ ngày ấy vãn sáng long lanh, sáng đến đau buốt cả lòng người. "Truyện Kiều" đã sống, đã tồn tại như 1 nhân chứng vĩ đại cho cái bất hạnh, cái kiếp người tài hoa bác mệnh của phụ nữ phong kiến. Trái tim Nguyễn Du - một trái tim mang sự đồng cảm sâu sắc, cụ viết về nôĩ đau Kiều như chính nỗi đau mình. Vì thế mà trái tim Nguyến Du đã rõ máu qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". "Kiều ở lầu Ngưng Bích" - 1 bức tranh đượm chất buồn, đặc biệt là 8 câu thơ cuối - 1 bức tranh nhuốm màu tâm trạng
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
.................................................

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh nghế ngồi"(anh em tự liên hệ nhá)
Nỗi buồn - đó là tất cả những gì hiện trong lòng Kiều. Diệp ngữ "buồn trông" lặp lại 4 lần như 1 điệp khúc tâm trạng của khúc ca buồn. Cảnh vật sau đó dù hẹp như cũng man mác buồn. Chiều hoàng hôn, thời điểm gợi nỗi cô đơn, nhơ nhung và cảnh xum vầy đầm ấm. Chon thời điểm là hoàng hôn , Nguyễn Du đã tài tình thể hiện rõ cảnh ngộ tội nghiệp của Kiều để từ đó trút hết tâm sự vào cảnh vật:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa".
Nhưng trong nỗi buồn ấy, cũng có 1 hy vọng thắp lên - một cánh buồm xa xa. Có phải Tròng đến cứu mình chăng? có phài mình sắp được đoàn tụ chăn? Nhưng niềm vui ấy, hy vọng ấy lại trở thành nỗi thất vọng cắn xé trái tim nàng. Cánh buồm "thấp thoáng" chỉ là thấp thoáng thôi, nó mạng đến hy vọng để rồi mất hút trong cái khoảng không hư vô của biển cả. Cánh buồm - đó là ước mơ của của sự đoàn tụ, mong ước trở về nhưng biết bao giờ thành hiện thực bởi nhìn lại mình "beod dạt mây trôi".
"Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu "
Hai từ "man mác" nhẹ nhàng nhưng là cả linh hồn của hai cấu thơ. Chỉ chừng ấy thôi cũng làm nên vũ trụ .Hai từ láy vừa tả cảnh, vừa lột tình, man mác gợi lên sự liên tưởng: cánh hoa bập bềnh trôi theo chiều nước cuốn cũng giống như là thân phận nàng Kiều đang lên đênh giữa giòng đời vô định. Cuộc đời rồi sẽ đi đâu và về đâu? Giữa chốn cô đơn và hoan vắng, mình nàng đối mặt với nàng và đã ngộ ra tấc cả, ngộ ra rằng đời mình như cánh hoa trôi: "Hoa trôi bèo dạt đã đành
Biết duyên mình biết phận mình là đâu"
Nhìn cảnh vật, nhận ra đời mình để rồi kết thúc bằng 1 câu gỏi xót xa lòng người " biết là về đâu". Lời thơ như 1 tiếng than, tiếng khóc- khóc cho đời mình chịu nhiều trái ngang.Nàng đang hỏi cuộc đời bất công hay hỏi chính mình để rồi tự đau xót . Cái tài của Nguyễn Du là tả cảnh để nói lên lòng người. Bút pháp tả cảnh ngụ tình lại tiếp tục thăng hoa trong những câu tiếp theo.
"Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất 1 màu xanh xanh"
Lại là từ láy, cặp từ "rầu rầu, xanh xanh" tạo 1 không gian âm u , gợi nỗi buồn triền miên giai dẳng. Trước nội cỏ héo úa, Kiều chợt ngỉ về đời mình rồi cũng sẽ tàn lụi như Đạm Tiên.Cuộc đời mình mới đệp thế kia vậy mà...Miên man trong dòng suy nghĩ để rồi nàng chợt giật mình bởi tiếng sóng.
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh nghế ngồi"
Ngọn gió - nó vô tình cuốn mặt duềnh đi như cuốn đi thân phận của Kiều, cuốn đi cả tuổi thanh xuân đầy mơ ước.Và tiếng sóng "ầm ầm" nó như 1 hồi chuông cảnh tỉnh giúp Kiều quay về với thực tại, kéo nàng ra khỏi những suy ngĩ mông lung để rồi chợt nhận ra rằng:" Chao ôi! biết bao giông tố đang vây bám cuộ đời mình". Sóng đang chựt đổ, vồ lấy nàng để nhàn chìm xuống hố sâu của cuộc đời.....
Đoạn thơ khép lại trong tiến sóng vỗ ầm ầm không dứt,đoạn thơ là 1 bứctraaanh tâm trạng. Có thể nói trong văn học cổ, không có 1 nhà thơ nào trong việc miêu tả nội tâm nhân vật như Nguyễn Du.Truyện Kiều, đó là tiếng sóng của cả 1 đời người.Vươn lên trên hạn định không gian và thời gian.....Nguyễn Du đã hỏi cả nhân loại bằng 1 câu thơ nhức nhối

my favorite football club

my favorite football club
MUFC